Dẫn luận Tục_thờ_hổ

Con hổ được tôn thờ và kính trọng vì sức mạnh và những phẩm chất tự nhiên của mình

Trong tự nhiên, hổ là loài mèo lớnđộng vật ăn thịt đầu bảng hung hãn, dũng mãnh, can trường, hiên ngang, từ những đặc chất ấy mà hổ trở thành biểu tượng của sự hùng cường, có sức mạnh vô song, nhắc đến hổ người ta liên tưởng ra loài thú dữ ăn thịt sống, con người, muông thú khi nghe thấy tiếng gầm của hổ là hoảng loạn, nháo nhác tìm nơi trú ẩn[11]. Hình tượng hổ bên cạnh sự quyền uy còn đáng nể, cùng với nhận thức về mỹ thuật và nghệ thuật (vẻ đẹp uyển chuyển, tiềm ẩn nội lực) khiến nó có những phẩm chất để trở thành một linh vật của tôn giáo, tín ngưỡng và được thờ phụng nghiêm cẩn.

Nếu như người châu Âu cho rằng sư tử là vua của muôn loài cầm thú vì trong tâm thức người Âu Mỹ, sư tử ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa và biểu tượng, thì trong quan niệm người châu Á, hổ mới là chúa tể của rừng xanh, con người đối mặt với hổ, nghĩa là đối mặt với tử thần, diệt được một con hổ coi như lập được chiến công to lớn, trừ được hiểm họa cho cộng đồng. Từng một thời, con người đành bất lực trước oai quyền của hổ, đưa nó trở thành linh vật được đưa vào các gian thờ, người đời xưa cho tới đời nay, khi thờ hổ, họ đều cảm nhận được sự an toàn bởi được che chở theo quan niệm tâm linh.

Trái ngược với quan niệm của phương Tây, quan niệm dân gian Việt Nam cùg với quan niệm của một số cộng đồng cư dân vùng Đông Á, Bắc Á, Nam ÁĐông Nam Á thì từ trước đến nay luôn xem hổ tượng trưng cho sức mạnh, người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửatà ma không dám xâm nhập, hình tượng hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đền, điện, coi như "thần tướng gác đền", được khách đi lễ thắp hương, khấn vái[12]. Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng[13]

Hổ là loài thú lớn đầy sức mạnh và có vị trí thống trị trong giới động vật, nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này. Ở Trung Quốc, hổ là biểu tượng của sự dũng mãnh và hoa văn trên trán hổ có hình chữ Vương (王), ngụ ý hổ sinh ra đã có sứ mạng là vị vua của muôn thú. Hổ còn là con vật thượng thủ đối với muôn thú trên cạn, ngược lại, ở thủy giới, rồng chiếm vị trí tối cao này, hổ là con vật có thực được sánh với rồng là một sinh vật truyền thuyết. Trong Đạo giáophong thủy thông qua hình tượng Âm-Dương, hổ đối lập với rồng và góp phần kiềm chế rồng, sự tranh đấu giữa rồng và hổ biểu thị cho lời cầu mong âm-dương giao hòa, điềm cát tường: mưa thuận gió hòa, mọi việc phát triển[2].

Tượng thờ hổ ở Cao Hùng, Đài Loan

Hổ là con thú dũng mãnh nên luôn gợi lên ý tưởng về sức mạnh và tính hung dữ. Điều này không chỉ hàm chứa duy nhất các biểu thị tiêu cực mà ngược lại, nó được sử dụng như một biểu trưng của thế lực tốt, chống lại thế lực xấu, thế lực tà mị, bằng cách lôi kéo nó về mình, hoặc đồng nhất mình với hổ. Trong quan niệm của người phương Đông, hổ là một con vật linh thiêng, thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người đi đến chân, thiện, mỹ. Sự tích thờ thần hổ rất đa dạng mỗi vùng, mỗi dân tộc có sự tích thần hổ khác nhau, nhưng chung quy đều thể hiện con hổ có chức năng trừ tà ma, biểu thị cho quyền uy và sức mạnh và được sùng bái.

Nói chung, là con vật dũng mãnh nhất trong các loài thú, hổ trở thành một tập thành các tín lý đa nghĩa. Tùy theo từng khuôn mẫu văn hóatín ngưỡng khác nhau, nó biểu thị tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực[2]. Ở Ấn Độ, hổ được coi là loại phù thủy ác độc, trong sử thi Mahabharata, hổ được coi là hung bạo và tàn nhẫn hơn sư tử[14], trong khi đó ở Indonesia, Mã Lai, trong chừng mực nào đó, hổ được coi là nhân từ, ở Việt Nam có tồn tại hai luồng quan điểm trái ngược về hổ, thái độ của người dân đối với cọp vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay, nhưng quan niệm tôn trọng, sùng bái hổ thường thắng thế[15].

Đối với Phật giáo, hổ (Phạn văn: Vyaghra) dụ cho vô thường đáng lo sợ. Theo Luận Đại trí độ: "Trí vô lậu thường quán xét biết rõ tất cả pháp đều vô thường nên không sanh các kiết sử như ái" (dịch nghĩa: giống như gần hổ, tuy được ăn cỏ xanh tươi, uống nước trong mà không thể mập được. Các bậc thánh, tuy được thọ an lạc vô lậu, nhờ quán không, vô thường nên không sanh nhiễm trước). Trong Phật giáo, hổ tượng trưng cho sức mạnh đức tin, của nỗ lực tinh thần, vượt qua rừng rậm tội lỗi, được biểu thị bằng rừng tre[2]. Trong Phật giáo Ấn Độ, hổ cùng với khỉhươu cũng là một trong ba linh vật tượng trưng cho tham-sân-si[16], nó biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin, sự chiến thắng mọi trở ngại trên con đường tu chứng, sự tượng trưng cho sự diệt trừ được tham, sân, si và ác nghiệp, tu thành quả Phật của con người.

Với tính cách đại diện cho thế lực hung dữ trong tự nhiên và thời kỳ thô sơ, con người trở nên bất lực trước sự hoành hành của loài hổ, do đó, một giải pháp mang tính tâm linh, tín ngưỡng của con người là đồng nhất với hổ (đồng hoá về tâm thức) hoặc lôi kéo hổ về phía mình (cầu thân với hổ) như là một sự thỏa hiệp trong tâm tưởng để mong hổ không làm hại đến mình và còn phù hộ cho mình. Việc đồng nhất, lôi kéo hổ về phía con người thể hiện qua một số khía cạnh:

Hổ được con người đồng nhất, lôi kéo về phía mình bằng các hình thức tâm linh
  • Tôn sùng và xem hổ như là tổ tiên, bậc khai tổ của dân tộc mình, con người là hậu duệ trực tiếp của loài hổ và luôn nhắc nhở phải tôn trọng, không làm hại, hay bất kính đến loài hổ. Điều này dẫn đến tục thờ hổ như một vị tổ thần và được thờ độc tôn (thờ chánh). Như vậy, hổ còn là ông tổ của một số thị tộc[17], điều này được thấy rõ qua hình thức bái vật tổ của các dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi Á, ở Trung Quốc, cũng như một số dòng họ ở Trung Quốc, Việt Nam.
  • Xem hổ là người đồng hành với con người như hổ là vật cưỡi của các bậc thánh thần, hổ là đồng minh, chiến hữu trong cuộc chiến chống lại các thế lực khác. Trường hợp này hổ đóng vai trò phụng sự thánh thần, được thờ cùng với những thân thánh, tiền nhân và nó cũng được linh thiêng, thần thánh hóa để thờ phụng. Với phương vị này, hổ còn được xem như hộ môn thần và được thờ trong các đình, đền, chùa và đi vào điêu khắc, hội họa, kiến trúc dân gian.
  • Xem hổ như là một thành viên trong cộng đồng dân cư, một người bạn hữu, tiêu biểu như những câu chuyện về Hổ huynh (người anh em hổ) ở Hàn Quốc, xem hổ là thành viên trong gia đình, con người nhận nuôi hổ, hổ nuôi con người, hổ kết bạn với con người (một số sự tích hay câu chuyện ở Việt Nam, ở miền Nam, vị trí "anh Cả" dành cho hổ, người con đầu gọi là anh Hai). Trong mối quan hệ này hổ trở nên thân thiết với con người. Với người Thái, khi được nghe tiếng hổ gầm vang trên đồi cao là niềm hân hoan, sảng khoái nhất của bản mường[18] Tại Thái Lan người ta còn xây Chùa Hổ, nơi đây không phải thờ thần hổ mà là nơi chăm sóc, nuôi nâng những con hổ, đọc kinh cho chúng [19].
  • Đề cao mối quan hệ của hổ với con người thông qua các sự tích như "nghĩa hổ" (con hổ có nghĩa), hổ trả ơn khi người giúp đỡ hoặc tha mạng cho hổ, hổ nuôi con người, hổ cứu giúp con người khỏi ác thú hoặc những con hổ khác, hổ là thầy dạy cho con người (thực tế hổ là biểu tượng cho võ công và con người học được từ hổ những động tác chiến đấu và nâng tầm thành những môn võ có nguồn gốc từ hổ), một điển hình là nhiều truyện kể dân gian, cọp đóng vai thần cứu tinh, trợ giúp thần kỳ như trong Tống Trân-Cúc Hoa, Thoại Khanh-Châu Tuấn được truyền tụng trong giới người Kinh lẫn người Thượng phía Bắc. Ở Việt Nam còn có những câu chuyện về con hổ có tình nghĩa, giúp đỡ con người và khi chết được lập miếu thờ.

Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Nam Á, có nhiều lý do khiến cư dân Nam Á trân trọng hổ. Hình ảnh con hổ trong đời sống người Nam Á ăn rất sâu, chiếm lĩnh một khoảng lớn. Hổ hiện thân với tư cách là con vật của tôn giáo và thống lĩnh. Không chỉ ở phương Đông, rất nhiều nơi trên thế giới có đại hội sơn lâm. Với tư cách là chúa tể, nó đóng vai trò của quyền uy thống trị, có vai trò điều phối, chia khu vực sơn lâm cho các dã thú khác, đó là vai trò anh hùng. Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ, không chỉ để biểu tượng cá tính. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa nhân đạo, quyền uy, ngay ngắn và đáng nể và trở thành một linh vật của tôn giáo. Đặc tính con giáp của hổ trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất theo toán học tử vi, gắn với Nam Á nên ở vùng này có rất nhiều dân tộc tôn sùng hổ[13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục_thờ_hổ http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/doi-song/truyen-thu... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-tho-h... http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=co... http://www.sacred-texts.com/hin/m07/m07065.htm http://vannghetiengiang.thotre.com/news/Nghien-cuu... http://www.eubios.info/india/BII19.HTM http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kham-pha-the... http://thiennhien.org/bao-ve-ho http://m.anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-than-bach-...